Dừa Nước cho ra dòng nhựa, hay còn gọi là dịch mật, từ vết cắt ở cuống cụm quả Dừa Nước sau khi cụm quả Dừa Nước hoặc hoa Dừa Nước được thu hoạch. Mật Dừa Nước chứa hàm lượng đường cao, nhiều khoáng chất và giàu hợp chất có lợi cho sức khỏe nên đây là nguồn nguyên liệu tiềm năng để sản xuất đường, giấm, rượu và đồ uống.
Kỹ thuật thu hoạch Mật Dừa Nước cũng rất đặc biệt. Mật dừa được khai thác trên các Cây Dừa Nước được 5 năm tuổi trở lên và đã ra hoa lần thứ hai. Cây từ 9 – 12 năm tuổi cho năng suất Mật Dừa Nước cao nhất.
Để đảm bảo mật chảy đều, người ta phải cắt một khoanh dày khoảng 1 cm trên cuống rồi vỗ vào cuống bằng gậy suốt chiều dài của nó. Theo kinh nghiệm khai thác ở Papua New Ginea, trước khi thu mật, người ta uốn cong cuống 12 lần, vỗ nhẹ 64 lần và đá vào gốc cuống 4 lần.
Mật dừa được hứng trong ống tre, chai nhựa và tiến hành thu hoạch hằng ngày. Mỗi Cây Dừa Nước chỉ nên tiến hành thu mật ở một cuống để đảm bảo năng suất dịch tiết và sức khỏe cho cây. Lượng dịch thu được trong vòng 24 giờ trên một cuống trung bình khoảng 0,7 lít, phụ thuộc nhiều vào khu vực trồng Dừa Nước.
+ Mật Dừa Nước Tinh Chất có chứa nhiều axit amin thiết yếu, vitamin, khoáng chất và các hợp chất chống oxy hóa tự nhiên. Phù hợp cho người thường xuyên vận động, bồi dưỡng cơ thể khi mệt mỏi.
+ Mật Dừa Nước Cô Đặc là chất làm ngọt tự nhiên thay thế cho đường tinh luyện, mật ong và các chất làm ngọt nhân tạo khác; phù hợp với người bệnh tiểu đường, ăn chay, ăn kiêng. Hỗ trợ hệ tiêu hóa; thanh nhiệt, tiêu độc; tăng cường sức đề kháng.
Mật sau khi thu hoạch được sử dụng tươi trong ngày, có hàm lượng đường saccharose vào khoảng 15% và pH khoảng 7,5.
Đây còn được xem là một thức uống dinh dưỡng vì chứa nhiều axit amin thiết yếu, khoáng chất và các hợp chất chống oxy hóa tự nhiên, phù hợp cho người thường xuyên vận động, bồi dưỡng cơ thể khi mệt mỏi.
Mật Dừa Nước để lên men trong khoảng 6 – 8 giờ là loại đồ uống có cồn phổ biến ở nhiều quốc gia, được gọi là “tuba” ở Phillipines, “arak” ở Indonesia, “toddy” ở Malaysia, Ấn Độ. Tuba có vị ngọt, màu trắng đục và độ cồn khoảng 2 – 4%.
Mật Dừa Nước còn là nguyên liệu để sản xuất đường kết tinh và Mật Dừa Nước Cô Đặc. Mật Dừa Nước sau khi thu hoạch được nấu bởi nhiệt để làm bay hơi nước, làm tăng hàm lượng đường và dưỡng chất, tạo thành dịch cô đặc có dạng sệt màu nâu vàng. Mật Dừa Nước Cô Đặc được sử dụng như chất làm ngọt tự nhiên thay thế cho đường tinh luyện, mật ong và các chất làm ngọt nhân tạo khác. Mật Dừa Nước Cô Đặc phù hợp với người bệnh tiểu đường, ăn chay, ăn kiêng; hỗ trợ hệ tiêu hóa, thanh nhiệt, tiêu độc, tăng cường sức đề kháng.
Trong điều kiện khai thác tốt, sản lượng đường từ Dừa Nước có thể đạt 20,3 tấn đường/ha/năm như ở Malaysia. Đường Mật Dừa Nước rất có lợi cho sức khỏe, được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất bánh kẹo, chất tạo ngọt cho cà phê và trà.
Tại Phllipines, giấm từ Mật Dừa Nước được sản xuất thương mại. Sản phẩm giấm có màu trắng đục cùng mùi thơm đặc trưng, vị ít chua hơn so với giấm từ dừa cạn. Mật Dừa Nước được đổ vào các chum đất rất lớn để ủ giấm. Sau một tháng ủ, giấm được kiểm tra độ chua. Nếu hàm lượng axit axetic đạt 4%, giấm sẽ được tiến hành đóng chai.
Nhiều bộ phận trên Cây Dừa Nước được xem nguồn thuốc dân gian để chữa bệnh. Dịch chiết từ lá dừa non có tác dụng trị mụn, tro từ lá Dừa Nước sau khi đốt được dùng để chống đau răng và nhức đầu. [2] Cồn có thể được sản xuất từ mật dừa và cho năng suất khoảng 18.165 lít/ha/năm.